Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nhiễm khuẩn Chlamydia là gì? Những điều cần biết về nhiễm khuẩn chlamydia
Bệnh Chlamydia ở nữ là nguyên nhân làm mất khả năng sinh sản, đặc biệt với trường hợp phụ nữ mang thai, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai kỳ: sảy thai, sinh non… Theo khuyến cáo từ bác sĩ phụ khoa, bệnh Chlamydia là căn bệnh nguy hiểm phát triển âm thầm và khó phát hiện các dấu hiệu bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về những điều cần biết về nhiễm khuẩn chlamydia.
Tổng quan chung
Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infection – STI) – một căn bệnh mà bạn có thể mắc phải khi quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis gây ra.
Vì các biến chứng của bệnh lậu đều tập trung ở cơ quan sinh dục nên nếu tình trạng kéo dài, người bệnh có thể bị suy giảm chức năng sinh sản. Thậm chí, một số người sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc HIV. Ða số phụ nữ nhiễm C. Trachomatis không có biểu hiện lâm sàng nên không phát hiện được. Vì vậy có thể xảy ra các biến chứng như viêm vùng tiểu khung, chửa ngoài dạ con, vô sinh.
Triệu chứng
Hầu hết những người bị nhiễm chlamydia đều không có triệu chứng rõ ràng. Dù có thì chúng cũng xuất hiện muộn, thường là sau vài tuần kể từ khi bạn quan hệ với bạn tình bị nhiễm bệnh (rất ít khi xuất hiện sớm sau khi quan hệ tình dục). Tuy nhiên ngay cả khi không gây ra triệu chứng, chlamydia vẫn có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản của bạn.
- Triệu chứng ở nữ giới có thể là:
- Dịch âm đạo bất thường lúc đầu, sau đó gây viêm âm đạo tiết dịch;
- Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện lúc đầu, sau đó gây viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.
- Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng.
- Triệu chứng ở nam giới có thể là:
- Dương vật tiết dịch lúc đầu, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện sau đó gây viêm niệu đạo với các biểu hiện: đái buốt, đái rắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít hoặc vừa.
- Đau và sưng ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn (Viêm mào tinh hoàn) và viêm tiền liệt tuyến mặc dù triệu chứng này ít gặp hơn.
Ngoài ra nam giới và nữ giới còn có thể bị nhiễm chlamydia ở phần trực tràng. Hiện tượng này là do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bị lây truyền từ khu vực bị nhiễm khác (ví dụ như âm đạo), biểu hiện như: Đau vùng trực tràng, tiết dịch hậu môn và Chảy máu hậu môn; Viêm khớp và viêm kết mạc mắt, …
Nguyên nhân
Bệnh Chlamydia do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis gây ra. Đây là một loại vi khuẩn nội tế bào, có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh và phá hủy tế bào, gây tổn thương niêm mạc. Chlamydia gồm 3 biến thể sinh học khác nhau:
- Vi khuẩn Chlamydia psittaci: Thường xuất hiện ở các loài chim, nhiễm sang người gây bệnh sốt vẹt.
- Vi khuẩn Chlamydia pneumoniae: Biến thể chính gây ra các bệnh về đường hô hấp.
- Vi khuẩn Chlamydia trachomatis: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt hột hoặc bệnh lây nhiễm qua được tình dục.
Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn đặc biệt, bắt buộc phải ký sinh trong tế bào sống, hình cầu, có kích thước trung gian giữa virus và vi khuẩn do hệ thống di truyền. Do đó, có thể xếp nó vào nhóm vi khuẩn hoặc virus. Chlamydia trachomatis có các dịch tiết ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung.
Bệnh Chlamydia lây nhiễm qua đường tình dục, cụ thể như sau:
- Quan hệ tình dục thông thường: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ âm vật sang dương dương vật của bạn tình hoặc ngược lại.
- Quan hệ tình dục bằng “cửa sau”: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ dương vật sang hậu môn của bạn tình hoặc ngược lại.
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ miệng sang âm đạo, dương vật, hậu môn của bạn tình hoặc ngược lại.
- Quan hệ tình dục bằng “đồ chơi”: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis truyền từ đồ chơi sang âm đạo, dương vật, miệng hoặc hậu môn.
Bệnh Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh nếu người mẹ mắc bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng cá nhân của người bệnh và nguồn nước (ít xảy ra).
Đối tượng nguy cơ
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm Chlamydia gồm:
- Có hoạt động quan hệ tình dục, đặc biệt là người dưới 25 tuổi.
- Có bạn tình mới hoặc có nhiều hơn một bạn tình.
- Có bạn tình đang quan hệ tình dục với người khác.
- Có bạn tình bị bệnh lây qua đường tình dục.
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm Chlamydia có thể lây bệnh cho em bé trong khi sinh. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy hãy làm xét nghiệm này nếu bạn đang mang thai.
Chẩn đoán
Các xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát bệnh chlamydia tương đối đơn giản, bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ phân tích mẫu nước tiểu trong phòng thí nghiệm để phát hiện sự hiện diện của nhiễm trùng này.
- Xét nghiệm bằng miếng gạc: Đối với phụ nữ, bác sĩ dùng một miếng gạc để lấy dịch từ cổ tử cung nhằm kiểm tra môi trường hoặc kháng nguyên cho chlamydia. Điều này có thể được thực hiện trong xét nghiệm Pap định kỳ. Một số phụ nữ có thể đề nghị tự lấy dịch từ cổ tử cung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với nam giới, bác sĩ sẽ chèn một miếng gạc mỏng vào miệng niệu đạo để lấy mẫu xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu ở hậu môn.
Nếu đã được điều trị nhiễm chlamydia ban đầu, bạn nên làm xét nghiệm lại sau khoảng 3 tháng.
Phòng ngừa bệnh
Để giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, tất cả các phụ nữ ở tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi trở xuống nên đi tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo cho những phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn Chlamydia (có bạn tình mới hoặc quan hệ với nhiều bạn tình).
Sàng lọc bệnh Chlamydia đối với tất cả thai phụ.
Khi đã nhiễm vi khuẩn Chlamydia cần tuân thủ điều trị và có thể áp dụng điều trị dự phòng cho bạn tình của người nhiễm để hạn chế khả năng lây truyền bệnh.
Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở bộ phận sinh dục như tiết dịch bất thường, đau, có mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu, hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt đều có thể biểu hiện cho việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.
Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu biết mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia nói riêng để ngăn ngừa nguy cơ viêm phần phụ.
Người nhiễm vi khuẩn Chlamydia không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các bạn tình của mình đã được kiểm tra và điều trị nếu cần.
Điều trị như thế nào?
Điều trị bằng kháng sinh như Azithromycin hoặc Doxycycline. Quan trọng là hoàn thành toàn bộ liệu trình điều trị để ngăn ngừa tái phát và biến chứng. Nếu có các dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ.
Kết luận
Bằng cách nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể giảm thiểu sự lây lan của Chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác trong cộng đồng. Hãy chia sẻ thông tin này với những người xung quanh để cùng nhau nâng cao nhận thức và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, hãy bảo vệ và chăm sóc nó một cách chu đáo và hiệu quả.