Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bệnh tâm thần phân liệt là gì? Những điều cần biết về bệnh
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người trên thế giới. Bệnh thường ở gặp nam giới từ 15 – 25 tuổi và 25 – 35 tuổi đối với phụ nữ. Ngoài ra, người tâm thần phân liệt có nguy cơ tử vong sớm, cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh tâm thần phân liệt.
Tổng quan chung
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Nhiều bệnh nhân bị bệnh từ khi còn rất trẻ và kéo dài suốt cả cuộc đời. Biểu hiện của tâm thần phân liệt là những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp của người bệnh, người khách không thể giải thích cho người bệnh hiểu được khi nào là đúng, sai. Người bệnh tâm thần phân biệt thường có hoạt động kỳ dị, lạ lùng do hoang tưởng, cảm xúc nghèo nàn.
Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, thậm chí là hoang tưởng nặng.
Triệu chứng
Bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể có các biểu hiện khác nhau, song đặc trưng là triệu chứng hoang tưởng, rối loạn suy nghĩ, ảo thanh,…
Triệu chứng hoang tưởng
Bệnh nhân có những suy nghĩ sai lầm, không phù hợp với thực tế song bản thân người bệnh cho rằng hoàn toàn đúng. Người khác cũng không thể giải thích được cho bệnh nhân hiểu. Tùy theo nội dung hoang tưởng, bệnh nhân cũng có một số phản ứng lại.
Các thể hoang tưởng thường gặp như:
- Hoang tưởng tự cao.
- Bệnh nhân có suy nghĩ mình có thể làm được những điều mà thực tế không làm được.
- Ví dụ: Bệnh nhân nghĩ mình có thể du ngoạn vũ trụ,…
- Hoang tưởng bản thân bị hại.
- Bệnh nhân có suy nghĩ rằng người thân xung quanh hoặc ai đó đang tìm cách hãm hại, đầu độc họ.
- Hoang tưởng bản thân bị chi phối.
- Bệnh nhân có suy nghĩ có một thế lực vô hình đang kiểm soát suy nghĩ, hành động của mình. Thế lực đó có thể là ma quỷ, thần tiên hoặc vô hình.
Triệu chứng ảo thanh
- Bệnh nhân nghe thấy những âm thanh, giọng nói vang bên tai hoặc trong đầu. Triệu chứng thường khá tiêu cực như âm thanh chửi bới, đe dọa buộc tội, cười nhạo,…
- Bệnh nhân sẽ có phản ứng lại khi gặp triệu chứng ảo thanh như: bịt tai, nổi điên, sợ hãi, ngồi thu mình lại,…
Triệu chứng rối loạn khả năng suy nghĩ
- Rối loạn khả năng suy nghĩ đôi khi khiến lời nói của họ trở nên vô cùng khó hiểu, hoặc bệnh nhân đang nói dừng đột ngột rồi 1 lúc sau có thể tiếp tục hoặc chuyển chủ đề. Triệu chứng nặng có thể khiến bệnh nhân nói lộn xộn, lung tung, người nghe không thể hiểu.
Triệu chứng không đặc trưng
Triệu chứng khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân tâm thần phân liệt nhưng không đặc trưng như:
- Giảm bộc lộ tình cảm
- Bệnh nhân không hoặc ít có phản ứng tình cảm trước sự kiện vui buồn, không biểu lộ cảm xúc nhiều. Một số trường hợp bệnh nhân phản ứng ngược lại như: Buồn khi gặp sự kiện vui hoặc vui khi có việc buồn.
- Mất ý muốn làm việc.
- Tình trạng này khiến bệnh nhân dần mất ý muốn làm việc nhưng không phải do lười biếng. Điều này khiến họ không tiếp tục thực hiện tốt công việc hoặc học tập, nặng hơn ảnh hưởng đến cả các công việc cá nhân đơn giản như nấu ăn, giặt giũ, làm việc nhà,…
- Nặng nhất là bệnh nhân không còn khả năng phục vụ bản thân như: tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ăn uống,…
- Tự cách ly xã hội.
- Bệnh nhân tâm thần phân liệt không muốn tiếp xúc với xã hội và cả những người thân trong gia đình.
- Không ý thức được vấn đề của bản thân.
- Hầu hết bệnh nhân không biết rằng mình bị bệnh, nên sẽ phản ứng lại nếu bị đưa đi chữa bệnh hoặc nổi giận với những người nghĩ rằng họ bị bệnh.
Với những triệu chứng này, khi bị bệnh, bệnh nhân thường xa lánh với mọi người, ít nói chuyện, trở nên trầm tư, thường xuyên sợ hãi lo âu. Tuy nhiên người bệnh thường không phát hiện ra bệnh, để nó tự diễn tiến âm thầm, nguy hiểm.
Nguyên nhân
Không có nguyên nhân duy nhất nào gây tâm thần phân liệt. Bệnh xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Có 3 lý do chính gồm:
- Sự mất cân bằng trong các tín hiệu hóa học mà não sử dụng để liên lạc giữa các tế bào.
- Vấn đề phát triển trí não trước khi sinh.
- Mất kết nối giữa các khu vực khác nhau trong não người bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Mặc dù tâm thần phân liệt hiếm khi biểu hiện ở trẻ nhỏ, các yếu tố thời thơ ấu ảnh hưởng đến sự khởi phát bệnh ở tuổi trưởng thành. Những yếu tố này bao gồm
- Khuynh hướng di truyền.
- Các biến chứng trước, trong và sau sinh.
- Nhiễm virus ở hệ thần kinh trung ương.
- Chấn thương và bỏ rơi trẻ em.
Mặc dù nhiều người mắc bệnh tâm thần phân liệt không có tiền sử gia đình, nhưng các yếu tố di truyền có liên quan mạnh mẽ. Những người có quan hệ họ hàng bậc 1 với người bệnh tâm thần phân liệt có khoảng 10% đến 12% nguy cơ phát triển rối loạn này, so với 1% nguy cơ trong quần thể chung. Các cặp song sinh cùng trứng có tính đồng nhất vào khoảng 45%.
Những yếu tố căng thẳng của môi trường
- Các tác nhân gây căng thẳng môi trường có thể kích hoạt sự xuất hiện hoặc tái phát của các triệu chứng loạn thần ở những người dễ bị tổn thương. Các yếu tố căng thẳng có thể chủ yếu là sinh hóa (ví dụ, lạm dụng chất, đặc biệt là cần sa) hoặc xã hội (ví dụ như bị thất nghiệp hoặc nghèo túng, rời khỏi nhà đi học đại học, sự tan vỡ của một mối quan hệ lãng mạn, gia nhập Lực lượng Vũ trang); tuy nhiên, những yếu tố căng thẳng này không phải là nguyên nhân. Có bằng chứng mới cho thấy các sự kiện môi trường có thể bắt đầu thay đổi gen có thể ảnh hưởng đến việc sao chép gen và khởi phát bệnh.
- Các yếu tố bảo vệ có thể giảm thiểu tác động của căng thẳng đến việc hình thành hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bao gồm hỗ trợ tâm lý xã hội mạnh mẽ, kỹ năng đối phó được phát triển tốt và thuốc chống loạn thần.
Chẩn đoán
Bác sĩ chẩn đoán tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn liên quan đến bệnh này dựa trên những câu hỏi, triệu chứng bạn mô tả hoặc thông qua quan sát hành động. Bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi để loại trừ những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây triệu chứng.
Sau đó, so sánh với các tiêu chí cần thiết để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
Theo tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản, chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt gồm những yếu tố sau:
- Ít nhất 2 trong số 5 triệu chứng chính.
- Bạn đã xuất hiện các triệu chứng trong ít nhất 1 tháng.
- Các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc các mối quan hệ của bạn.
Không có bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán nào cho bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để loại trừ những tình trạng khác, trước khi chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Các xét nghiệm gồm:
- Kiểm tra hình ảnh: bác sĩ sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), các xét nghiệm hình ảnh khác để loại trừ những vấn đề như đột quỵ, chấn thương não, khối u.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch tủy: được thực hiện để loại trừ những rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, rối loạn nội tiết, thần kinh hoặc bệnh tiềm ẩn.
- Điện não đồ (EEG): giúp phát hiện và ghi lại hoạt động trong não nhằm loại trừ các tình trạng động kinh.
Phòng ngừa bệnh
Không thể ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, có thể đối mặt với bệnh bằng các biện pháp như:
- Tìm hiểu về bệnh tâm thần phân liệt: cung cấp những thông tin về chứng rối loạn này có thể giúp người tâm thần phân liệt hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ kế hoạch điều trị. Ngoài ra, điều này cũng có thể giúp bạn bè và gia đình hiểu được tình trạng bệnh và thông cảm hơn với người mắc tâm thần phân liệt.
- Quản lý tâm thần phân liệt bằng cách ghi nhớ các mục tiêu điều trị nhằm giúp người bệnh kiểm soát hành vi của bản thân.
- Không sử dụng rượu và ma túy: sử dụng rượu, nicotin hoặc thuốc kích thích có thể gây khó khăn cho việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
- Học cách thư giãn và quản lý căng thẳng: thiền, yoga hoặc thái cực quyền.
- Tham gia các nhóm hỗ trợ.
Trường hợp bản thân mắc bệnh tâm thần phân liệt, bạn nên:
- Uống thuốc theo hướng dẫn. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tái khám định kỳ để theo dõi mức độ cải thiện bệnh, tình trạng sức khỏe, tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Đừng bỏ qua các triệu chứng, nên cung cấp cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Không sử dụng rượu và chất kích thích vì có thể làm cho các dấu hiệu tâm thần phân liệt trở nên nghiêm trọng.
- Tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè và các hội nhóm.
Điều trị như thế nào?
Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả được áp dụng là kết hợp phục hồi chức năng tâm lý và sử dụng thuốc chống loạn thần, điều trị lâu dài.
Thuốc chống loạn thần
Các loại thuốc chống loạn thần giúp điều chỉnh chất hóa học trong não, cần sử dụng lâu dài để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Người mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể chỉ cần sử dụng thuốc chống loạn thần và điều trị ngoại trú với sự hỗ trợ của gia đình. Điều này giúp giảm gánh nặng cho bệnh viện tâm thần, cũng giúp giảm tâm lý bị kì thị của xã hội.
Một số thuốc chống loạn thần:
- Thuốc dòng cổ điển: Haloperidol, Aminazin,…
- Thuốc thế hệ mới: Olanzapine, Risperidone,…
Các dòng thuốc chống loạn thần thế hệ mới đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn.
Phục hồi chức năng tâm lý
Các biện pháp phục hồi chức năng tâm lý thường áp dụng cho bệnh nhân gồm:
- Phục hồi khả năng tiếp xúc của bệnh nhân với mọi người xung quanh, gia đình và xã hội.
- Giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh, cư xử phù hợp và hỗ trợ cùng điều trị bệnh.
- Giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về bệnh, có thể thông cảm và hỗ trợ giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả hơn.
- Phục hồi chức năng tâm lý cho bệnh nhân rất quan trọng, đôi khi là mắt xích quan trọng để loại bỏ tác nhân nguy cơ gây bệnh, giúp bệnh nhân phục hồi hiệu quả, nhanh chóng hòa nhập với xã hội.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần phức tạp, nhưng không phải là không thể quản lý được. Việc hiểu rõ về bệnh, nhận diện các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của tâm thần phân liệt, hãy đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Chăm sóc sức khỏe tâm thần là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và không nên bị bỏ qua. Gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh, giúp họ cảm thấy được yêu thương và không cô đơn. Hãy cùng nhau tạo nên một môi trường sống tích cực và ủng hộ cho những ai đang đấu tranh với bệnh tâm thần phân liệt.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.