Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Thận Ứ Mủ Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tổng quan chung
Thận ứ mủ (ứ mủ bể thận) là bệnh lý thường gặp ở những người khi đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Do nước tiểu không thoát ra ngoài được nên dồn ứ lại ở bể thận khiến cho nó bị giãn nở, làm gia tăng kích thước của thận. Tình trạng ứ nước tại thận kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển đặc biệt vi khuẩn, khiến thận bị nhiễm trùng và sản sinh ra nhiều mủ. Khi thận bị nhiễm trùng nặng, mủ không được dẫn lưu ra ngoài dẫn đến bệnh ứ mủ bể thận.
Triệu chứng
Triệu chứng thận ứ mủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Đau lưng hoặc đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, đau thường xảy ra ở vùng hông hoặc lưng dưới
- Sốt và ớn lạnh: Do nhiễm trùng, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ để chống lại vi khuẩn
- Tiểu buốt, tiểu rắt: Nước tiểu có thể có màu đục hoặc có máu.
- Kích thước thận to hơn bình thường
- Huyết áp tăng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình ở một số bệnh nhân bị ứ mủ bể thận
- Thiếu máu, da xanh xao, phù, niêm mạc nhợt nhạt.
- Buồn nôn và nôn mửa: Tình trạng đau đớn và nhiễm trùng có thể gây ra cảm giác buồn nôn.
- Cơ thể mệt mỏi: Nhiễm trùng làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi
Nguyên nhân
Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến thận ứ mủ:
- Sỏi thận: Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, chúng có thể gây tắc nghẽn và nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào thận qua đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.
- Chấn thương: Chấn thương vùng bụng hoặc lưng có thể gây tổn thương và tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Bệnh lý tuyến tiền liệt: Ở nam giới, tuyến tiền liệt phì đại có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Nhiễm nấm: Thường gặp ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc suy giảm khả năng miễn dịch. Là điều kiện thuận lợi để nấm có cơ hội phát triển và tấn công vào thận dẫn đến nhiễm trùng, ứ mủ trong bể thận.
- Chấn thương niệu quản trong phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đại tràng
- Các khối u bên ngoài chèn ép vào niệu quản như ung thư cổ tử cung hay đại tràng, u lympho sau phúc mạc, viêm nhiễm quanh niệu quản.
- Đối với trẻ em các dị tật bẩm sinh là chủ yếu bao gồm hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau
Đối tượng nguy cơ
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh này, như:
- Người có tiền sử sỏi thận: Người từng bị sỏi thận có nguy cơ cao hơn.
- Phụ nữ mang thai: Thai nhi có thể gây áp lực lên đường tiết niệu, dẫn đến tắc nghẽn.
- Người cao tuổi: Hệ miễn dịch yếu hơn và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
- Nhiễm nấm, vi khuẩn hay virus ở đường tiết niệu;
- Tiền sử mắc bệnh thận trong gia đình: Gia đình có ông bà, cha mẹ mắc bệnh về thận thì nguy cơ con cái sẽ mắc bệnh về thận cao hơn người bình thường;
- Suy giảm chức năng thận;
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
- Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, hay sử dụng rượu bia…
Chẩn đoán
Để chẩn đoán thận ứ mủ, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau:
- Siêu âm: Giúp xác định sự hiện diện của sỏi hoặc tắc nghẽn.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện vi khuẩn hoặc máu trong nước tiểu.
- Chụp X–quang hệ tiết niệu: Tìm ra nguyên nhân gây tắc nghẽn: Sỏi thận, sỏi niệu quản…
- CT scan: Cung cấp hình ảnh chi tiết về thận và đường tiết niệu.
- Chụp xạ hình chức năng thận: Thông tin chính xác kích thước thận, cấu trúc giải phẫu của thận và vị trí tắc nghẽn.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra chức năng thận và tình trạng nhiễm trùng
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh thận ứ mủ cần lưu ý:
- Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục – tiết niệu: Đặc biệt là nữ giới cần vệ sinh kỹ trong thời kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục…
- Người nhiễm khuẩn tiết niệu do tắc nghẽn đường tiết niệu cần điều trị sớm nhằm phòng ngừa biến chứng viêm thận bể thận.
- Người bị tiểu ra sỏi cần uống nước nhiều, hạn chế những thức ăn chứa nhiều canxi.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện các nhiễm trùng tiềm ẩn để được điều trị kịp thời và dứt điểm.
- Uống đủ nước: Lượng nước mỗi ngày khoảng 2 – 2,5 lít. Đồng thời cần đảm bảo lượng nước tiểu từ 1,5 – 2 lít/ngày, tránh nhịn tiểu.
Điều trị như thế nào
Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng toàn thân, mức độ và nguyên nhân và chức năng thận suy giảm cấp tính hay mạn tính, mà có phương pháp điều trị thận ứ mủ thích hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Nhưng nguyên tắc chung là loại bỏ yếu tố gây tắc nghẽn.
- Chỉ định dùng thuốc
- Kháng sinh: Nếu bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn, tốt nhất sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Trong trường hợp chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể dùng thuốc theo kinh nghiệm. Các nhóm thuốc có thể sử dụng là Fluoroquinolon, Cephalosporin và Etarpendem.
- Thuốc huyết áp: Phối hợp các nhóm thuốc hạ huyết áp nếu cần để khống chế huyết áp <130/80 mmHg.
- Điều trị các rối loạn do suy giảm chức năng thận
- Điều trị các rối loạn điện giải đặc biệt chú ý tình trạng rối loạn Kali máu và Natri máu.
- Nếu có suy giảm chức năng thận thì kiểm soát toan máu, phòng tăng phospho máu, điều trị thiếu máu, điều chỉnh mỡ máu nếu có rối loạn, và chế độ ăn theo các mức độ bệnh thận mạn.
- Dẫn lưu bể thận qua da: là một thủ thuật cơ bản và cần thiết trong điều trị thận ứ nước, ứ mủ do các nguyên nhân khác nhau. Đây là một thủ thuật đơn giản, ít tốn kém, ít tốn thời gian, ít chấn thương và cho kết quả khả quan giúp giảm nhanh áp lực tại thận, giải quyết nhanh tình trạng ứ đọng và nhiễm khuẩn góp phần hồi phục nhu mô và chức năng thận.
- Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân tắc nghẽn
- Cắt bỏ thận: Chỉ định khi thất bại trong điều trị bảo tồn và nhu mô thận đã bị phá hủy nhiều dẫn đến mất chức năng hoàn toàn và không có khả năng hồi phục.
- Điều trị thận thay thế: Chỉ định cụ thể theo tình trạng rối loạn điện giải, toan hóa máu và sự suy giảm chức năng thận của bệnh thận cấp hoặc mạn ở từng giai đoạn bệnh.
Kết luận
Thận ứ mủ là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị và phòng ngừa hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc duy trì thói quen sống lành mạnh, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ là những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của thận ứ mủ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nghiêm trọng và duy trì sức khỏe tốt.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.