Bí quyết chăm sóc tóc để ngăn ngừa hói và tăng cường sức khỏe tóc
Hói đầu là gì?
Hói đầu là rụng tóc, hoặc không có tóc. Nó còn được gọi là rụng tóc. Hói đầu thường dễ nhận thấy nhất ở da đầu, nhưng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nơi tóc mọc. Tình trạng hói đầu không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình, sức khỏe mà còn đem lại những cảm xúc tiêu cực cho người bị mắc phải.
Hói đầu có thể là kết quả của tính di truyền, thuốc hoặc vấn đề trong cơ thể. Bất cứ ai cũng có thể bị hói đầu, kể cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em nhưng đối tượng thường gặp nhất là đàn ông
- Hói đầu ở đàn ông: Thường do di truyền và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phần tóc mất đi thường ở phía trước trán, hai bên hoặc đỉnh đầu. Hói đầu ở nam giới có 3 tình huống xảy ra như chỉ mất đi một đường chân tóc, để lộ khoảng lớn vùng da đầu hoặc rụng hết tóc.
- Hói đầu ở phụ nữ: Tình trạng hói đầu ở nữ ít phổ biến hơn nam giới và hiếm khi dẫn đến rụng tóc toàn bộ. Hói đầu ở nữ giới tóc thường thưa dần trên đỉnh đầu và đường chân tóc vẫn được giữ lại.
- Hói đầu ở trẻ em: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hói đầu ở trẻ em. Một số trường hợp do rối loạn tự miễn, hoặc do nấm da đầu.
Dấu hiệu bị hói đầu
Như có đề cập ở trên, tình trạng hói đầu có thể xảy ra ở nam giới, nữ giới và kể cả trẻ em. Dưới đây là các dấu hiệu bị hói đầu mà bạn đọc cần biết để có thể điều trị hoặc có giải pháp can thiệp kịp thời:
- Tóc mỏng dần trên đỉnh đầu: Đây là tình trạng phổ biến ở những người lớn tuổi. Với nam giới, tóc bắt đầu rụng ở chân tóc trên trán và phụ nữ phổ biến với tình trạng tóc rụng phía trước trán và sâu vào bên trong (rụng tóc xơ hóa phía trước).
- Tóc rụng từng búi: Tâm trạng căng thẳng hay cơ thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khiến tóc thiếu sức sống. Một nắm tóc có thể rơi ra khi chải hoặc gội đầu, thậm chí sau khi giật nhẹ. Tình trạng này thường làm tóc mỏng đi nhưng chỉ là tạm thời, khi sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định tóc sẽ mọc lại.
- Các đốm hói hình tròn hoặc loang lổ: Tình trạng hói đầu dễ nhận biết qua dấu hiệu tóc rụng tại một vị trí nhất định và hình thành các đốm hình tròn hoặc loang lổ trên da đầu.
- Rụng tóc toàn thân: Khi sử dụng một số loại thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư có thể dẫn đến rụng lông, tóc toàn bộ cơ thể nhưng sau đó tóc mọc trở lại.
- Các mảng vảy lan rộng trên da đầu: Bệnh hắc lào ở da đầu tạo thành các mảng vảy và đi kèm với các triệu chứng như làm tóc gãy rụng, mẩn đỏ, sưng tấy và có dịch mủ…
Bí quyết chăm sóc để tóc luôn khỏe và ngăn ngừa hói
Để có một mái tóc luôn khỏe mạnh và hạn chế tình trạng hói đầu xảy ra, dưới đây là một số bí quyết chăm sóc tóc cung cấp đến bạn đọc:
- Không buộc tóc quá chặt, thả lỏng tóc: Các kiểu tóc buộc chặt như tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím có để làm hỏng nang tóc vì vậy hãy buộc lỏng để tránh nguy cơ hói đầu.
- Không dùng nhiệt quá nhiều: Hạn chế thay đổi nhiều kiểu tóc, vì nhiệt từ máy duỗi tóc hay máy uốn tóc dễ làm hư chân tóc.
- Xoa bóp da đầu: Massage da đầu thường xuyên giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc. Tuy nhiên không nên lạm dụng massage da đầu vì việc cọ xát da đầu liên tục dễ làm tổn thương nang tóc.
- Xây dựng chế độ ăn uống: Bổ sung các vitamin A, D, E và khoáng chất như sắt, kẽm,… trong bữa ăn giúp tóc chắc khỏe hơn. Và hạn chế các chất dễ gây hư tổn cho tóc như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
- Bảo vệ tóc khỏi các yếu tố môi trường:
- Ánh nắng mặt trời làm tóc khô, xơ và dễ gãy rụng. Vì vậy, khi có kế hoạch ra ngoài hoặc làm việc nhiều giờ dưới ánh nắng, hãy đội mũ và thoa sản phẩm dưỡng tóc giúp bảo vệ tóc.
- Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị nên đội mũ khi ra ngoài để giảm rụng tóc sau khi điều trị.
- Đổi thuốc điều trị: Nếu đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh và có nguy cơ hói tóc, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ để thay thế thuốc thích hợp hơn.
- Chăm sóc tóc theo quy trình: Tuân thủ các bước chăm sóc bao gồm tẩy tế bào chết, gội đầu, xả tóc, ủ mặt nạ và thoa kem dưỡng giúp tóc phục hồi, tăng bộ bóng và mềm mượt.
Kết luận
Để mái tóc luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng hói đầu, bạn cần duy trì thói quen chăm sóc tóc hàng ngày. Hãy nhớ rằng, không nên buộc tóc quá chặt hay sử dụng nhiệt quá nhiều để tránh tổn thương nang tóc. Massage da đầu nhẹ nhàng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tóc phát triển tốt hơn.
Chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất như A, D, E, sắt, và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho tóc chắc khỏe. Đồng thời, bảo vệ tóc khỏi tác động của môi trường bằng cách đội mũ khi ra ngoài nắng và sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc là điều cần thiết.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị có nguy cơ gây rụng tóc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương án thay thế phù hợp. Cuối cùng, tuân thủ quy trình chăm sóc tóc từ việc tẩy tế bào chết, gội đầu, xả tóc, ủ mặt nạ và thoa kem dưỡng giúp phục hồi tóc hiệu quả.
Hãy bảo vệ tóc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng