Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi.
Tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi
Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng và tê liệt ở người cao tuổi. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trên 60 tuổi là khá cao. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên đáng kể ở những người có lối sống ít vận động và những người làm việc nặng nhọc trong thời gian dài. Sự suy giảm chức năng và cấu trúc của đĩa đệm theo tuổi tác là yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:
- Thoái hóa đĩa đệm: Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho đĩa đệm mất nước, trở nên cứng và dễ bị tổn thương hơn .
- Chấn thương: Những chấn thương nhỏ tích lũy theo thời gian hoặc chấn thương nghiêm trọng đột ngột chẳng hạn như như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao quá sức,…có thể gây ra thoát vị đĩa đệm .
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thoát vị đĩa đệm. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, khả năng mắc bệnh của các thành viên khác cũng cao hơn .
- Tư thế và lối sống: Thói quen ngồi sai tư thế, ít vận động và lao động nặng nhọc cũng là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp, loãng xương,… có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi.
Triệu chứng đặc trưng
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của đĩa đệm. Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở cổ bao gồm:
- Đau nhức vùng cổ vai gáy: Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ và vai gáy, sau đó lan dần xuống hai bả vai. Đau tăng lên khi thực hiện các động tác xoay cổ, ưỡn cổ hoặc duy trì cổ ở một tư thế trong thời gian dài.
- Tê bì ngón tay: Cảm giác tê bì thường xuất hiện ở ngón tay cái và cổ tay do áp lực lên dây thần kinh.
- Khó khăn trong cử động: Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi cử động, suy nhược cơ bắp tay và khó cầm nắm đồ vật.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Việc thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới thường gây ra chứng đau “dây thần kinh hông”. Cơn đau nhói này thường lan từ một bên mông xuống chân và đôi khi tới bàn chân. Các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới bao gồm:
- Đau lưng: Đây là triệu chứng chính của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ở người cao tuổi. Cơn đau có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong thời gian dài. Đau có thể lan tỏa ở vùng thắt lưng, tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện.
- Khó cúi/gập người: Đĩa đệm trượt/thoát vị chèn ép dây thần kinh cột sống, gây nên những cơn đau dữ dội khi cúi/gập.
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực và dọc theo khoang liên sườn.
- Tê hoặc yếu cơ: Tê và yếu cơ thường xuất hiện ở hai chi dưới, cảm giác tê rõ rệt ở phần mu bàn chân và mông. Một vài người bệnh có thể gặp khó khăn khi gấp/duỗi ngón chân cái.
- Khó khăn khi di chuyển: Các cơn đau lưng khiến việc đi lại trở nên khó khăn và gây mệt mỏi.
Kết luận
Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế phù hợp có thể giúp giảm bớt đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy luôn duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện các bài tập thể dục đều đặn và thăm khám bác sĩ định kỳ để phòng ngừa và quản lý bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.