Bệnh Celiac : Những ảnh hưởng và lưu ý đối với người cao tuổi
Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten ở người, là chứng bệnh xảy ra cơ chế dị ứng nhạy cảm với phần Gliadin của gluten từ thực phẩm chủ yếu ở ruột non. Khi mắc bệnh Celiac người bệnh sử dụng thực phẩm có gluten thường có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, mạch nha,… sẽ xảy ra dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các nhung mao niêm mạc ruột non hình thành phản ứng viêm, tại đây các phản ứng viêm phá hủy lớp niêm mạc ruột non gây nên nhiều triệu chứng của bệnh celiac là các rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, đau bụng, phình bụng, chướng bụng, tiêu chảy, sụt cân.
Bệnh celiac là gì?
Bệnh Celiac là bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten trong lúa mì, lúa mạch và một số thực phẩm khác, bệnh này cũng có thể mắc phải khi nhiễm trùng ruột, phẫu thuật hay sinh con. Bệnh Celiac cũng là một bệnh di truyền không cho cơ thể hấp thu gluten gây viêm tại ruột non có, bệnh có thể xuất hiện trên gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như là ông bà, bố mẹ sang con cái; hoặc là bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn: bệnh Down, viêm đại tràng tăng lympho, đái tháo đường tuýp 1, tuyến giáp tự miễn,…. Bệnh này ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên khá nghiêm trọng, ở độ tuổi cần hấp thu dưỡng chất để phát triển thì nhung mao ở niêm mạc ruột bị thương tổn đây là nơi các vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thu vào cơ thể, phá hủy các nhung mao ruột non gây hạn chế hấp thu các chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị ói, tiêu chảy phân lẫn mỡ có mùi hôi bất thường màu xám, thụ động, chậm phát triển, thiếu máu, chuột rút. Ở thiếu niên có thể bị rụng tóc thành từng mảng, biến dạng xương, gãy xương và gặp các vấn đề về răng. Người lớn thường ít các triệu chứng hơn trẻ em thường không có dấu hiệu điển hình nào hoặc chỉ có dấu hiệu nổi bậc là bị thiếu hụt dinh dưỡng gây chán ăn, tiêu chảy, đầy hơi, các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường nên để chuẩn đoán cần sinh thiết ruột non để xác nhận, hoặc xét nghiệm di truyền, xét nghiệm máu để xác định chứng thiếu máu bất thường, hoặc một biểu hiện hiếm là viêm da herpes trên các vùng tay, chân, đầu gối mông, da đầu, nổi mụn nước các vùng da đối xứng và ngứa dữ dội.
Các triệu chứng của bệnh Celiac ở người cao tuổi
Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh Celiac không cao như những người thuộc di sản Bắc Âu vùng cao của Hoa Kì, nhưng đây là một căn bệnh không thể xem thường ở người cao tuổi với các triệu chứng bệnh Celiac như là:
- Loãng xương: Người bệnh Celiac thường không hấp thu được Canxi, vitamin D, K nên có nguy cơ loãng xương cao hơn bình thường, triệu chứng này khá nghiêm trọng khi gặp ở người cao tuổi khi đa số người cao tuổi đều mắc các bệnh về thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp. Bệnh Celiac sẽ làm trầm trọng thêm các chứng bệnh có sẵn mang nguy cơ lớn có thể gãy xương, gù vẹo cột sống, giảm khả năng vận động, suy yếu cấu trúc xương.
- Thiếu máu: do kém hấp thu sắt, acid folic, vitamin B12 cơ thể không tạo được các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, không cung cấp đủ oxy cho mô và cơ dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, người nhược sắc xanh xao, tay chân lạnh.
- Thiếu hụt vitamin tan trong dầu ( vitamin A,D,E,K): suy giảm miễn dịch, giảm thị lực, giảm khả năng chống oxy hoá, yếu cơ, run cơ, loãng xương, máu khó đông
- Tiêu chảy: bệnh Celiac gây những cơn tiêu chảy liên tục gây sụt cân, mất nước, mất điện giải, ở người lớn tuổi khi gặp phải các triệu chứng này thường khó chống chọi lại dễ rơi vào tình trạng nguy kịch tăng tái phát các căn bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi này.
- Nổi mụn nước: viêm da herpes do cơ thể suy giảm miễn dịch, nổi mụn nước ngứa ở các vùng da đối xứng, tay, chân, mông hoặc khoang miệng gây khó chịu, ngứa, đau đớn, ăn không ngon.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính như u lympho tế bào T ở ruột non, ung thư biểu mô ruột non, viêm loét hỗng tràng, hội chứng hạch mạc treo tạo hang.
Biện pháp phòng ngừa bệnh Celiac
Celiac là một bệnh liên quan đến yếu tố di truyền nên không có biện pháp ngăn chặn không mắc bệnh mà người bệnh chỉ có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh Celiac tiến triển nặng gây tổn thương, biến chứng phức tạp. Ngoài tuân thủ một chế độ ăn kiêng các thực phẩm có chứa gluten, người bệnh thực hiện các biện pháp dưới đây:
Định kỳ thăm khám theo dõi tiến triển của bệnh Celiac, lựa chọn cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám tư vấn xét nghiệm và hướng dẫn kiểm soát các triệu chứng của Celiac và được kê thêm thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất dinh dưỡng cần thiết đã bị thiếu hụt. Gluten là một chất khá phổ biến bền với nhiệt và có tính chất gắn kết nên thường được sử dụng trong thực phẩm như chất làm đầy, chất làm dày, bao bọc thực phẩm, tạo màu tạo hương trong chất phụ gia,…
Điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày cắt giảm thay thế các loại thực phẩm có chứa Gluten như:
- Các loại có gluten từ Lúa mì như ngũ cốc, mạch nha, bia, khoai tây chiên, bánh mì, bánh ngọt, hoành thánh
- các loại thịt chế biến sẵn, hải sản chay giả mặn, đồ ăn vặt hỗn hợp.
- Nước sốt, nước ướp, nước chấm, súp, gia vị.
- Chất làm đầy hoặc chất bao bọc có trong xúc xích, mứt, kẹo, kem, bơ và một số loại thuốc và dược phẩm.
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, nên sử dụng các thực phẩm thay thế không chứa Gluten như lúa gạo, diêm mạch, rau xanh, trái cây tươi, thịt cá, các loại mì bánh mì thuốc và dược phẩm có dán nhãn “ không chứa Gluten”,“Gluten free”. Tập luyện thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Cơ thể người bệnh cũng cần dùng thêm các vitamin, khoáng chất và sản phẩm bổ máu. Cụ thể đối với người lớn cần 300mg sắt sulfat cách ngày một lần đến 3 lần mỗi ngày, acid folic từ 5mg đến 10mg một lần/ngày, ngoài ra cần bổ sung canxi và các loại vitamin tổng hợp.Khai báo tình trạng bệnh cho bác sĩ, dược sĩ khi cần điều trị, sử dụng thuốc thêm cho một số bệnh khác, Không tự ý sử dụng thuốc ở nhà tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh Celiac.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.