Bệnh Celiac ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống
Bệnh Celiac là một bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra tại ruột non, khi người bệnh sử dụng thực phẩm có chứa một loại protein có trong lúa mì, bột mì, lúa mạch gọi là Gluten. Đây là một bệnh lý dị ứng gây phản ứng viêm tại các nhung mao không hấp thụ Gluten gây viêm và teo nhung mao ruột non ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể từ đó gây nên nhiều biến chứng nặng nề. Bệnh này thường gặp ở những người nhạy cảm về mặt di truyền do không dung nạp gluten, dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy và khó chịu ở bụng. khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển, sinh sản từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống khi mắc phải chứng bệnh này. Bệnh Celiac không phổ biến ở Việt Nam, thường gặp ở một số người gốc Bắc Âu, Châu Âu và Hòa Kỳ, và tỷ lệ nữ so với nam là 2:1.
Nguyên nhân gây bệnh celiac qua đường ăn uống
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Celiac nhưng nguyên nhân chính và thường dễ phát hiện nhất là nguyên nhân xuất phát từ yếu tố di truyền, đây là một bệnh nằm trên gen đột biến DQ2 hoặc DQ8, vì vậy khi gia đình có một người đã mắc chứng này rất có thể di truyền cho thế hệ sau. Bệnh Celiac có tính gia đình. Nếu 1 thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh Celiac, thì khoảng 1 người trong số 10 thành viên khác trong gia đình của bạn cũng có khả năng mắc bệnh này. Ngoài ra khi mắc các chứng bệnh tự miễn như: Đái tháo đường tuýp 1, viêm đại tràng, viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể trên gen như Down, Turner hoặc khi người bệnh quá căng thẳng, làm phẫu thuật, nhiễm trùng đường tiêu hóa, sau sinh con đều có thể có nguy cơ mắc chứng Celiac.
Bệnh Celiac không lây qua đường ăn uống nhưng bệnh có thể tái phát hoặc tiến triển nặng khi bệnh nhân Celiac, hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh con ăn phải các loại thức ăn chứa Gluten : Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, Bia, bánh mì, bánh quy, bánh mì ngọt, bánh mì mặn, các loại ngũ cốc, mạch nha, khoai tây chiên, bánh ngọt, hoành thánh, Nước sốt, nước ướp, nước chấm, súp, gia vị, các loại thịt chế biến sẵn, hải sản chay giả mặn, đồ ăn vặt hỗn hợp, chất làm đầy hoặc chất bao bọc có trong xúc xích, mứt, kẹo, kem, bơ và một số loại thuốc và dược phẩm mỹ phẩm. Khi ăn uống phải những loại thực phẩm này sẽ là nguyên nhân gây các phản ứng viêm nhẹ tại ruột non như là nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa hoặc sử dụng dài ngày sẽ gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác như cơ xương khớp, hệ miễn dịch, hệ thần kinh.
Người đã chẩn đoán mắc bệnh Celiac cần kiêng tuyệt đối các thức ăn có Gluten mà đa số các thực phẩm hằng ngày kể trên đều có thể có gluten. Vậy bệnh Celiac nên ăn gì? Để có một chế độ ăn hợp lý bệnh nhân cần tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế. Một số thức ăn ăn nên bổ sung nhiều là các thực phẩm giàu canxi, sắt và các vitamin tan trong dầu như thịt cá tươi chưa qua chế biến hay đóng hộp, rau xanh như cải bó xôi, rau chân vịt, bông cải xanh, các sản phẩm sữa chua, sữa không đường, phô mai, gạo, đậu đậu lăng và các loại trái cây.
Ăn uống có thể ảnh hưởng đến bệnh Celiac?
Qua đường ăn uống nếu không tuân thủ các liệu pháp ăn uống không gluten, thức ăn có thể ảnh hưởng đến bệnh Celiac gây khởi phát, làm tiến triển các triệu chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và nặng nề hơn là ảnh hưởng mạnh đến các cơ quan khác trong cơ thể:
- Khi bệnh nhân Celiac ăn phải các thực phẩm có chứa Gluten hệ miễn dịch của cơ thể xem đây là một tác nhân dị ứng, kích hoạt phản ứng viêm tại ruột cụ thể là trên nhung mao ruột non để chống lại, từ đó gây tổn thương tại ruột non gây khởi phát các bệnh trên hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, tiêu chảy liên tục, phân có mỡ có mùi lạ nhạt màu.
- Quá trình viêm này thương tổn đến ruột non làm giảm hoặc mất khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất làm tiến triển nặng hơn các triệu chứng thông thường tiêu chảy kéo dài, mất năng lượng, mất điện giải, suy giảm hệ miễn dịch. Ruột non bị viêm làm cơ thể người bệnh không hấp thu được Canxi, sắt. acid folic, vitamin tan trong dầu A,D,E,K gây nên tình trạng loãng xương, mềm xương nhuyễn xương, hư men răng, chậm phát triển xương, chậm dậy thì, thiếu máu thiếu sắt, suy nhược, sụt cân, ngứa viêm da Herpetiformis, suy giảm chức năng thận, lá lách, mất tập trung, đau đầu, giảm chú ý,…
Bệnh celiac ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?
Bệnh Celiac là một bệnh hiếm gặp nhưng nếu mắc phải bệnh Celiac có nguy hiểm không ? Mối nguy hiểm do chính nguyên nhân viêm ruột gây ra rất lớn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chất lượng cuộc sống về tinh thần và thể chất đều thay đổi và giảm sút ở cả người lớn và trẻ em mắc bệnh.
Ở trẻ em, khi mắc chứng này ảnh hưởng nặng nề chủ yếu đến hệ tiêu hóa và xương răng trẻ, làm cho quá trình phát triển của trẻ thua kém hơn so với trẻ bình thường không mắc bệnh. Cuộc sống của trẻ em bị Celiac nếu không phát hiện và tuân thủ điều trị sẽ gây ra nhiều rối loạn tiêu hóa khiến trẻ thấp bé, ốm yếu, còi xương, suy giảm trí tuệ và nhận thức. Thể chất của trẻ đã giảm sút về mặt tinh thần vẫn có ảnh hưởng khi trẻ thường xuyên ốm yếu, tự ti, mệt mỏi, nhận thức kém. Thiếu hụt về thể trạng do bệnh gây ra làm cho trẻ khó có thể tiếp cận trọn vẹn các hoạt động cơ bản sinh hoạt hằng ngày, học tập, cũng như hoạt động vui chơi giải trí cùng bạn bè, gia đình và xã hội. Từ đó trẻ mang tâm lý thiếu tự tin về sức khỏe thể chất từ bé, tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh sẽ giảm bớt các nguy cơ tiến triển nặng từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp trẻ có thể phát triển toàn diện đến khi trưởng thành.
Ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi, phụ nữ có thai mắc bệnh Celiac ảnh hưởng có thể thấy rõ ràng nhất là thiếu hụt canxi, sắt và vitamin gây nên tình trạng loãng xương, bào thai thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu, suy nhược, thiếu máu thiếu sắt. Gây tổn thất lớn đến đời sống ảnh hưởng nặng nề lên kinh tế, tinh thần, tâm sinh lý người bệnh:
- Về thể chất: Sức khỏe sa sút, các triệu chứng về tiêu hoá ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống ngủ nghỉ từ đó bị mệt mỏi suy nhược. Chi phí chi cho việc thuốc men chữa bệnh, bổ sung vitamin chất dinh dưỡng cao, ảnh hưởng đến các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.
- Về tinh thần: tinh thần bất ổn thường xuyên lo âu về sức khỏe, ăn uống ngủ nghỉ từ đó bị rối loạn cả về sinh lý lẫn tâm lý. Người bệnh Celiac có thể rơi vào trầm cảm, sa sút trí tuệ, suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Nhìn chung, bệnh Celiac nếu phát hiện và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, kiêng hoàn toàn Gluten sẽ bảo vệ được sức khoẻ của người bệnh, hãy đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được đánh giá chế độ ăn uống đưa ra các hướng dẫn về sự bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể bị thiếu hụt khi mắc bệnh, việc tuân thủ chế độ ăn và hiểu biết về tầm quan trọng của việc lựa chọn thức ăn không chứa Gluten sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn