Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Chảy máu cam là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến ở trẻ em và thường gây nhiều lo lắng cho phụ huynh. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về chảy máu cam nhé.
Tổng quan chung
Chảy máu mũi còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ một hay cả 2 bên hốc mũi. Máu chảy ra thường xuất phát một bên mũi, nhưng chảy máu lượng nhiều, nhanh có thể làm máu chảy qua cả mũi còn lại. Có thể chảy máu ra ngoài từ lỗ mũi trước hoặc chảy ra sau xuống họng. Cần phân biệt máu chảy từ đường hô hấp dưới hoặc tiêu hóa thoát qua đường mũi.
Các thể bệnh của chảy máu mũi có thể phân loại như sau:
- Chảy máu mũi nguyên phát (không có nguyên nhân rõ ràng, đây là thể chiếm đa số) hoặc thứ phát (do một nguyên nhân có thể xác định được);
- Chảy máu mũi cấp tính hoặc tái diễn;
- Chảy máu mũi do nguyên nhân tại chỗ hoặc hệ thống.
Triệu chứng
Chảy máu mũi trước
- Là tình trạng chảy máu ở phía trước mũi. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam chính là chảy máu ở mũi trước, chảy máu ở mũi trước chiếm đến 90% các trường hợp chảy máu.
- Máu chảy từ vị trí vách ngăn 2 lỗ mũi, tại đây chứa hệ thống mạch máu dày đặc và rất dễ vỡ khi gặp các chấn thương. Hoặc khi niêm mạc mũi khô, mạch máu không duy trì được độ đàn hồi và dần bị đóng vảy, nứt nẻ. Ở chảy máu mũi trước, lượng máu chảy ít nhưng kéo dài, thường chảy ở một bên mũi, nếu được sơ cứu và xử lý thì máu sẽ ngừng chảy.
Chảy máu mũi sau
- Là tình trạng máu chảy xuất phát từ các phần trong và sâu của mũi, chiếm khoảng 10% các trường hợp chảy máu cam. Người lớn tuổi, người cao huyết áp hoặc bị chấn thương vùng mặt, mũi thường gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây chảy máu cam như:
- Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.
- Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.
- Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.
- Xì mũi quá mạnh.
- Trẻ nhét dị vật vào mũi.
- Vách ngăn mũi bị vẹo.
- Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.
- Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).
- Các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi (hiếm gặp).
- Bệnh lý liên quan đến huyết học như: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý do chất lượng tiểu cầu (bẩm sinh hay mắc phải), bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu (suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp…)
Đối tượng nguy cơ
Chảy máu cam xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi và người già từ 50 đến 80 tuổi.
Chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ nhỏ và thường do trẻ vô ý cho dị vật vào mũi.
Chẩn đoán
Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cho một số phương pháp để chẩn đoán chảy máu cam. Nếu bạn đang gặp tình trạng chảy máu cam nhiều và chảy trong thời gian dài thì nên đi khám bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh chảy máu cam như:
- Luôn giữ cho niêm mạc mũi ẩm, nhất là trong những ngày có thời tiết hanh khô. Bạn có thể sử dụng nước muối xịt mũi để niêm mạc ấm hơn, khi bạn cảm thấy mũi bị khô, hãy xịt 1-2 nhát vào mỗi bên mũi.
- Vệ sinh mũi khoảng 1-2 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi làm trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài từ đó giảm nguy cơ chảy máu cam.
- Bổ sung một số thực phẩm thích hợp, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C làm tăng sức bền thành mạch.
- Nên làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể, dùng khăn quàng hoặc khẩu trang khi trời lạnh, khô.
- Tránh các hoá chất, bụi bẩn.
- Cắt móng tay gọn gàng để tránh ngoáy và làm tổn thương mũi.
- Kiểm soát huyết áp của bạn tránh bị tăng quá mức khiến chảy máu cam.
Điều trị như thế nào?
Tuỳ theo mức độ, nguyên nhân và vị trí chảy máu cam sẽ có những cách điều trị khác nhau cho phù hợp, chẳng hạn như: điều trị cầm máu mũi, điều trị nguyên nhân gây chảy máu mũi.
Điều trị cầm máu
- Thuốc cầm máu: Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc cầm máu để hỗ trợ cầm máu cũng như phòng ngừa chảy máu.
- Bóp mũi: Bác sĩ hướng dẫn người bệnh dùng tay đè ép trực tiếp lên vùng điểm mạch vách ngăn (là vị trí gây chảy máu mũi chủ yếu) từ 5-10 phút, có thể lặp lại từ 2-3 lần nếu máu chưa cầm. Đây là cách sơ cứu đơn giản nhất, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà.
- Nhét vật liệu cầm máu: Tùy vào vị trí nguyên nhân và lượng máu mất mà có thể cần phải nhét bấc mũi trước hoặc sau.
- Chườm đá lạnh: giúp co mạch máu giảm chảy máu.
- Đốt điểm chảy máu: Sử dụng bạc nitrat, dao điện Bipolar, thực hiện qua hướng dẫn của nội soi trực tiếp, áp dụng cho các tổn thương nhỏ, nông.
- Phẫu thuật: Khi tất cả các biện pháp trên đều không hiệu quả, tùy thuộc vào bệnh cảnh để thực hiện đốt hoặc cột thắt động mạch bướm khẩu cái hoặc động mạch sàng. Phẫu thuật còn điều trị căn nguyên chảy máu từ khối u vùng mũi xoang.
Điều trị nguyên nhân:
- Sử dụng thuốc xịt mũi: Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi thường xuyên, giảm khô mũi trong các mùa khô nóng, từ đó giảm tình trạng chảy máu mũi.
- Điều trị cảm lạnh, viêm mũi xoang: Người bệnh cần điều trị các bệnh lý như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang để giảm triệu chứng xì mũi, giảm phản ứng viêm niêm mạc mũi xoang, từ đó giảm chảy máu mũi.
- Điều trị các bệnh lý toàn thân, bệnh hệ thống: Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị nếu gặp tình trạng chảy máu mũi khi dùng thuốc kháng đông để được điều chỉnh phù hợp.
- Bổ sung vitamin C, vitamin K: Nếu chảy máu cam do thiếu hai loại vitamin này, người bệnh cần bổ sung bằng viên uống bổ sung hoặc ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam, kiwi, quả mâm xôi, cải bó xôi… Các loại thực phẩm giàu vitamin K như chuối, thịt gà, thịt gò, gan động vật, của cải đường, dầu đậu nành, rau cải nấu chín, bơ thực vật…
- Hạ nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng: Nếu chảy máu cam do thời tiết nắng nóng, người bệnh cần hạ nhiệt không khí trong nhà. Sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy phun sương, quạt, mở cửa thông thoáng… là các biện pháp làm mát nhà cửa có thể áp dụng.
- Làm mát cơ thể: Cơ thể cũng cần được làm mát bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu. Ngoài ra, bạn có thể tắm vài lần trong những ngày nắng nóng, mặc quần áo thoáng mát và hạn chế đi ra ngoài trời nắng.
- Không cạy gỉ mũi, ngoáy mũi, xì mũi mạnh: Hãy bỏ các thói quen cay, ngoáy mũi để không gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu cam.
- Khám, tầm soát bệnh lý mũi xoang: Chủ động khám bệnh tầm soát các bệnh lý mũi xoang để điều trị triệt để, phòng biến chứng chảy máu mũi.
Kết luận
Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân, và phương pháp điều trị sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình và thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc và phòng ngừa tốt không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.