Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Chít hẹp cổ tử cung là gì? Những điều cần biết về chít hẹp cổ tử cung
Lỗ cổ tử cung bị chít hẹp là một trong những bất thường ở tử cung gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Chít hẹp cổ tử cung là một hiện tượng cổ tử cung bị hạn hẹp hơn so với bình thường hoặc luôn luôn trong trạng thái đóng kín (cổ tử cung có vai trò như là một cầu nối giữa âm đạo và tử cung).
Lỗ tử cung bị hẹp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở phái nữ, đồng thời dẫn đến hiện tượng xung huyết chứa đầy mủ và máu.
Triệu chứng
Chít hẹp cổ tử cung thường không có triệu chứng.
Các triệu chứng khi xuất hiện có thể bao gồm vô kinh, đau bụng kinh, chảy máu bất thường và vô sinh ở phụ nữ tiền mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh có thể không có triệu chứng trong thời gian dài.
Ứ máu hoặc ứ mủ làm cho tử cung tăng kích thước và đôi khi có thể sờ thấy khối.
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất của chít hẹp cổ tử cung là do phẫu thuật cổ tử cung.
Các nguyên nhân có thể khác của hẹp cổ tử cung bao gồm:
- Bẩm sinh (sinh ra với cổ tử cung kín hoặc hẹp).
- Loạn sản cổ tử cung (tế bào tiền ung thư).
- Ung thư cổ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
- Nhiễm trùng tử cung hoặc cổ tử cung.
- Xạ trị tại cổ tử cung.
- Hội chứng Asherman.
- Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung.
- Mãn kinh.
Đối tượng nguy cơ
Mọi phụ nữ đều có khả năng mắc phải chít hẹp cổ tử cung. Do đó, nếu các bạn có triệu chứng bất thường nên ghé thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán.
Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán:
Khám vùng chậu bằng dụng cụ
- Hẹp cổ tử cung thường chỉ được chẩn đoán khi các bác sĩ lâm sàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với buồng tử cung trong các xét nghiệm được thực hiện vì một lý do khác. Có thể bị nghi ngờ dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu (đặc biệt khi thấy đột ngột vô kinh hay đau bụng kinh sau phẫu thuật cổ tử cung) hoặc không làm được xét nghiệm tế bào ống cổ tử cung hoặc niêm mạc tử cung để làm xét nghiệm chẩn đoán (ví dụ, xét nghiệm Papanicolaou).
- Chẩn đoán hẹp hoàn toàn được xác định nếu đầu dò có đường kính từ 1 đến 2mm (thước đo tử cung hoặc dụng cụ nong) không thể đưa vào khoang tử cung.
- Đối với phụ nữ sau mãn kinh, không có tiền sử làm xét nghiệm Pap bất thường và những phụ nữ không có triệu chứng hoặc không có bất thường gì về tử cung thì không cần đánh giá thêm.
- Nếu hẹp cổ tử cung gây ra các triệu chứng hoặc bất thường tại tử cung (ví dụ như ứ máu, ứ mủ tử cung), thì cần làm xét nghiệm tế bào, sinh thiết niêm mạc tử cung hoặc nong và nạo (D & C) buồng tử cung phải thực hiện để loại trừ ung thư.
Phòng ngừa bệnh
Hiện chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây chít hẹp cổ tử cung nên chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Điều trị như thế nào?
Hẹp cổ tử cung có thể được điều trị bằng cách một phương pháp như:
- Bác sĩ có thể bắt đầu nong cổ tử cung của bạn bằng cách dùng tảo nong. Đây là một mảnh được làm từ vật liệu thiên nhiên hoặc tổng hợp, dùng để đặt vào cổ tử cung. Mảnh tảo sẽ được giữ nguyên vị trí trong nhiều giờ. Mảnh tảo sẽ hấp thu dịch từ cổ tử cung và dãn nở, giúp cho cổ tử cung mở rộng. Có thể sử dụng thuốc để làm mềm cổ tử cung, làm cho cổ tử cung giãn nở dễ dàng hơn.
- Đôi khi, đặt stent để sử dụng để giữ cổ tử cung mở và ngăn mô sẹo hình thành và đóng trở lại. Stent này sẽ được rút ra sau vài tuần.
- Nếu các chất làm giãn không thành công hoặc không phù hợp, thì bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật hysterscoptic. Đây là một kỹ thuật phẫu thuật được thực hiện trong nội soi tử cung hoặc thực hiện điều trị bằng laser để xóa các mô sẹo.
- Ở những phụ nữ không có nhu cầu mang thai, bác sĩ có thể đặt vòng tránh thai sau khi điều trị hẹp cổ tử cung. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn chặn mô sẹo hình thành trở lại. Nếu người bệnh muốn có thai trở lại trong tương lai, bác sĩ có thể rút vòng tránh thai ra để lấy lại khả năng sinh sản.
Có những rủi ro tiềm tàng đối với các phương pháp điều trị hẹp cổ tử cung phụ thuộc vào phương pháp điều trị nào được sử dụng, bao gồm:
- Vỡ tử cung
- Nhiễm trùng
- Cổ tử cung bị giảm khả năng giữ thai (trong khi mang thai trong tương lai)
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về chít hẹp cổ tử cung.