Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Dị ứng thực phẩm là gì? Những điều cần biết về dị ứng thực phẩm
Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể có những biểu hiện bất thường sau khi ăn một hoặc một vài thực phẩm. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây.
Tổng quan chung
Bệnh dị ứng thực phẩm là bệnh khi phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả khi sử dụng một lượng rất nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ.
Hiện nay dị ứng thực phẩm ở trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều, có tới 6-98% trẻ dưới 3 tuổi và 3% tổng số người lớn bị mắc bệnh.
Bệnh dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm với hiện tượng không dung nạp thức ăn, cũng tạo sự khó chịu với người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần kịp thời gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị.
Triệu chứng
Đối với một số người, một phản ứng dị ứng với một loại thức ăn cụ thể có thể gây khó chịu nhưng cũng không nghiêm trọng với cơ thể. Tuy nhiên, với người khác, một phản ứng dị ứng thức ăn có thể nặng nề và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thức ăn thường phát triển trong vòng vài phút đến hai giờ sau khi ăn. Các triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:
- Nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
- Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Sốc phản vệ: Ở một số người, dị ứng thức ăn có thể gây nên các phản ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể đe dọa đến tính mạng bao gồm:
- Co thắt và sưng nề đường thở.
- Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khiến cho quá trình thở khó khăn.
- Sốc với sự giảm huyết áp đột ngột và nghiêm trọng.
- Mạch đập nhanh.
- Chóng mặt hoặc mất ý thức.
Điều trị khẩn cấp là rất quan trọng với phản ứng sốc phản vệ. Trong trường hợp không được điều trị, bệnh nhân có thể hôn mê và thậm chí dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây dị ứng thức ăn? Theo các chuyên gia, việc cơ thể quá mẫn cảm với một chất trong thực phẩm là nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này. Khi bạn dùng các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể IgE để trung hòa các dị nguyên. Đến lần tiếp theo bạn ăn lại thực phẩm đó, kháng thể IgE sẽ cảm nhận và gửi tín hiệu đến hệ miễn dịch để giải phóng các histamine vào máu. Lúc này, các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, buồn nôn, ngứa… sẽ xảy ra. Các thực phẩm dễ gây dị ứng:
- Sữa gây ra vấn đề dị ứng sữa tươi
- Trứng, ví dụ như dị ứng lòng trắng trứng gà
- Dị ứng đậu phộng
- Lúa mì, biểu hiện qua việc uống rượu đỏ mặt, uống rượu đỏ mặt, uống bia đỏ mặt, là tình trạng dị ứng bia, rượu
- Đậu nành gây dị ứng sữa đậu hành
- Cá
- Dị ứng hải sản
- Côn trùng (nhộng tằm, dế…)
Đối tượng nguy cơ
Bệnh dị ứng thực phẩm rất phổ biến và có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính.
Các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.
- Đã từng bị dị ứng thực phẩm và bệnh bị tái phát sau đó.
- Bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác.
- Dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
Chẩn đoán
Bệnh dị ứng thức ăn được chẩn đoán như thế nào? Để xác định một người có bị dị ứng thực phẩm hay không, bác sĩ thường:
- Kiểm tra các triệu chứng dị ứng thực phẩm mà người bệnh gặp phải
- Khám sức khỏe tổng quát
- Đặt câu hỏi về thực đơn ăn uống
- Xét nghiệm dị ứng da (test áp bì)
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra yếu tố tâm lý
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng với thức ăn, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những sản phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể.
- Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn.
- Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…
- Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Nếu trong trường hợp đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với những thức ăn không rõ nguồn gốc.
- Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn.
- Báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu con bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó.
- Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.
Điều trị như thế nào?
Để có cách điều trị hiệu dị ứng thực phẩm cần có thăm khám để xác định chính xác các dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng bệnh, để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
- Đối với phản ứng nhẹ, bạn có thể dùng thuốc không kê toa hoặc thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này có thể dùng sau khi tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc kháng histamin không dùng cho phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Đối với phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần đi khám và có thể được tiêm epinephrine. Nhiều người bị dị ứng phải được điều trị với bút tiêm epinephrine. Thiết bị này là sự kết hợp giữa ống tiêm và kim giấu tiêm một liều duy nhất của thuốc khi ép vào đùi.
Dị ứng thức ăn là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp, phản ứng dị ứng có thể rất đáng sợ và gây nhiều nguy hiểm. Vì thế cần có những hiểu biết về biện pháp phòng ngừa và xử lý khi gặp phải trường hợp dị ứng thực phẩm.