Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn lưỡng cực và những thông tin cần biết về bệnh
Rối loạn lưỡng cực thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên từ tuổi giữa độ tuổi 20. Ở nhiều trẻ em, biểu hiện ban đầu là một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về rối loạn lưỡng cực và những thông tin cần biết về bệnh này nhé.
Tổng quan chung
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm thần được đánh dấu bằng những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng quá kích thích, tăng động, nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm. Tâm lý bất ổn, tâm trạng lên – xuống bất thường có thể xuất hiện vài lần trong năm, hoặc vài lần trong tuần. Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn làm việc, duy trì mối quan hệ.
Rối loạn lưỡng cực có đặc điểm là những cơn hay các giai đoạn bệnh lần lượt thay thế nhau theo chu kỳ dưới hình thức cơn hưng cảm hoặc trầm cảm. Rối loạn gây ra những thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Triệu chứng bệnh rối loạn lưỡng cực
Người mắc chứng rối loạn hành vi thường khó kiểm soát và không tuân theo nguyên tắc nào cả. Bệnh rối loạn hành vi có thể được nhận biết thông qua một số hành vi sau:
- Người mắc bệnh cư xử hung hãn với những người và đồ vật xung quanh
- Uống rượu, hút thuốc, làm những hành động gây hại cho bản thân
- Người mắc bệnh thường xuyên có những hành vi tiêu cực, không tuân theo các quy định, quy tắc xã hội
- Thường gây gổ, đánh nhau, nói dối, ăn cắp…
- Việc hòa nhập với xã hội trở nên khó khăn
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sau đây:
- Người bệnh thường có cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực
- Luôn cảm thấy vô dụng, bất tài
- Sức khỏe sụt giảm
- Khó tập trung và ghi nhớ
- Bồn chồn, đứng ngồi không yên, dễ cáu giận
- Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, rối loạn tiêu hóa
- Người mắc chứng rối loạn cảm xúc sẽ thấy chán ăn, hoặc ăn quá nhiều
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực là không rõ, nhưng một số yếu tố dường như được tham gia trong việc gây ra và kích hoạt cơn lưỡng cực:
- Sự khác biệt sinh học: Những người có rối loạn lưỡng cực xuất hiện có những thay đổi vật lý trong bộ não của họ. Tầm quan trọng của những thay đổi này vẫn còn chưa chắc chắn nhưng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân.
- Các chất dẫn truyền thần kinh: Sự mất cân bằng tự nhiên các hóa chất trong não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh có vẻ như đóng một vai trò quan trọng trong rối loạn lưỡng cực và rối loạn tâm trạng khác.
- Các nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra hoặc gây ra rối loạn lưỡng cực.
- Di truyền: Rối loạn lưỡng cực phổ biến hơn ở những người có anh chị em hoặc cha mẹ đã có bệnh. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng để tìm các gen mà có thể được tham gia trong việc gây ra rối loạn lưỡng cực.
- Môi trường: Môi trường căng thẳng, lạm dụng, tổn thất hoặc trải nghiệm đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò trong rối loạn lưỡng cực.
Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực là:
- Tuổi khởi phát trẻ (< 25 tuổi)
- Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực
- Thời tiết: bệnh lý rối loạn lưỡng cực dễ xuất hiện vào mùa đông hơn các thời điểm khác trong năm.
- Sinh con: phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cao gấp hai lần người thường. Một số phụ nữ không có bệnh sử tâm thần trước đó có khả năng phát triển trầm cảm sau sinh và cần được theo dõi, tầm soát cẩn thận vì có nguy cơ phát triển thành rối loạn lưỡng cực rất cao.
Chẩn đoán
Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực được dựa trên việc xác định các triệu chứng của chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ như được mô tả ở trên. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tâm lý khác nên người bệnh cần đến những cơ sở y tế có chuyên khoa trầm cảm để được thăm khám.
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng bệnh thông qua trò chuyện lâm sàng, các bài trắc nghiệm, kết hợp khai thác bệnh sử hoặc thông tin từ chính bệnh nhân hoặc người nhà. Ngoài ra, bác sĩ sẽ loại trừ rối loạn do việc sử dụng các chất kích thần kinh.
- Tiền sử bệnh: Người bệnh được bác sĩ hỏi để kiểm tra xem có sự xuất hiện của các triệu chứng mệt mỏi, cảm giác buồn ngủ hoặc rối loạn vận động hay không. Xác định chính xác triệu chứng của bệnh trầm cảm kèm theo hưng cảm.
- Khám lâm sàng:
- Đánh giá trạng thái tâm thần: người bệnh trò chuyện với bác sĩ tâm thần về suy nghĩ, cảm xúc và thói quen. Nếu được người bệnh cho phép, bác sĩ sẽ hỏi người thân trong gia đình và những bạn bè thân thiết với người bệnh về những triệu chứng của người bệnh để cung cấp thêm thông tin cho việc chẩn đoán.
- Biểu đồ tâm trạng: Bác sĩ cho bệnh nhân ghi lại tâm trạng mỗi ngày với các tình tiết như tâm trạng, giấc ngủ, phản ứng cảm xúc cơ thể để giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh rối loạn lưỡng cực.
- Chẩn đoán đối với trẻ em: Rối loạn lưỡng cực ở trẻ em là có thể, dù hiếm khi xảy ra. Rối loạn thường được chẩn đoán ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, nhưng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. Cũng giống như ở người lớn, rối loạn lưỡng cực ở trẻ em có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng từ mức độ tăng động ở trẻ hoặc hưng phấn (hưng cảm) đến mức thấp của trầm cảm nghiêm trọng.
Phòng ngừa bệnh
- Hầu hết các trường hợp mắc bệnh rối loạn lưỡng cực không thể phòng ngừa được.
- Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh (chẳng hạn như những người có người thân trong gia đình đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực) cần được hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết tình trạng hưng cảm hoặc trầm cảm nếu có của bản thân để có hướng điều trị thích hợp, giúp phòng ngừa khởi phát cơn nặng và không làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Người bệnh nhận diện ra các triệu chứng càng sớm thì khả năng phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng càng cao. Những thay đổi dù là nhỏ trong tâm trạng, giấc ngủ, năng lượng, sự hấp dẫn giới tính, khả năng tập trung, động lực, suy nghĩ về cái chết, thậm chí cả những thay đổi trong cách giữ vệ sinh cơ thể hay trang phục cũng có thể là dấu hiệu sớm khởi phát bệnh.
Điều trị như thế nào?
Rối loạn lưỡng cực có xu hướng tiến triển mạn tính, nhưng có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.
Thuốc:
- Thuốc chỉnh khí sắc
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
Liệu pháp tâm lý:
- Giáo dục sức khỏe (Psychoeducation)
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
- Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
- Liệu pháp gia đình (Family-focused Therapy)
- Liệu pháp tương tác cá nhân và nhịp xã hội (Interpersonal and Social-Rhythm Therapy IPSRT)
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý phức tạp, nhưng với sự hiểu biết và điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống một cuộc sống chất lượng. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về rối loạn lưỡng cực, từ các dấu hiệu, nguyên nhân đến phương pháp điều trị. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Sự chăm sóc và động viên từ gia đình và bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị.