Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Sa tử cung khi mang thai là gì? Những điều cần biết về sa tử cung khi mang thai
Sa tử cung khi mang thai là một vấn đề hiếm gặp, chỉ xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/10.000 – 15.000 phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, số liệu này đã giảm đi trong vài thập kỷ qua, có thể do giảm tỷ lệ sinh con. Tình trạng này vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển, do tình trạng suy dinh dưỡng, sinh nhiều con và khoảng cách giữa các lần sinh liên tiếp gần nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về những điều cần biết về sa tử cung khi mang thai
Tổng quan chung sa tử cung khi mang thai
Sa tử cung khi mang thai, còn được gọi là sa âm đạo thai kỳ, là một hiện tượng hiếm gặp. Khi điều này xảy ra, tử cung tụt xuống âm đạo hoặc thậm chí tụt hẳn ra khỏi âm đạo do cơ dây chằng bị căng đều và suy yếu, không thể nâng đỡ tử cung. Sa tử cung khi mang thai có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Sa tử cung (sa âm đạo) có thể xảy ra ở bất kỳ tam cá nguyệt nào. Thường thì hiện tượng này sẽ được cải thiện ở tam cá nguyệt thứ hai mà không có biến chứng gì, do sự phát triển của tử cung. Tuy nhiên, thông thường tình trạng sa tử cung sẽ được phát hiện lần đầu trong thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Hiện tượng này có thể gây ra tiết dịch, cổ tử cung phì đại, loét và chảy máu.
Triệu chứng sa tử cung khi mang thai
Các sản phụ mắc sa tử cung khi mang thai thường cảm thấy nặng bụng dưới, âm đạo, âm hộ trở lên nặng nề, đau lưng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu này vẫn chưa rõ ràng. Nó làm quá trình chẩn đoán gặp một số khó khăn, vì nó có thể giống với tình trạng đau nhức bình thường trong quá trình mang thai. Nếu mẹ bầu xuất hiện những biểu hiện sau thì rất có thể đó là biểu hiện bị sa tử cung khi mang thai.
Việc bài tiết gặp khó khăn như: đi đại tiện và tiểu tiện đau rát. Đôi khi, mẹ có những cảm giác buồn đi tiểu, nhưng lại không thể đi tiểu được.
Mẹ bầu có những cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng hoặc có cảm giác có cái gì đó sắp rơi ra khỏi âm đạo của mình.
Nếu mẹ bầu có xuất hiện triệu chứng như: chảy máu ở âm đạo, đi tiểu khó khăn, bị bí tiểu tiện hoặc táo bón, mẹ cần lập tức đến các cơ sở y tế về chuyên khoa sản, để bác sĩ thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân sa tử cung khi mang thai
- Theo các chuyên gia, trong các nguyên nhân thì việc sinh nhiều con có thể là yếu tố nguy cơ chính.
- Phụ nữ có tiền sử chấn thương sàn chậu hoặc rối loạn chức năng sàn chậu bẩm sinh có khả năng mắc bệnh lý này.
- Sa tử cung phát triển trong thai kỳ có nhiều khả năng là do sự phát triển của những thay đổi sinh lý trong thai kỳ dẫn đến các cấu trúc nâng đỡ của cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Bản thân quá trình mang thai có thể gây sa dạ con. Nồng độ cortisol và progesterone tăng lên trong thai kỳ có thể góp phần làm giãn các dây chằng treo tử cung. Tổn thương bộ phận sinh dục do mang thai nhiều lần và chuyển dạ là những yếu tố dễ dẫn đến sa dạ con.
Các yếu tố khác có thể bao gồm như:
- Chuyển dạ kéo dài hay sinh khó
- Cổ tử cung dài hay phì đại sẽ nặng hơn cổ tử cung bình thường, kéo tử cung xuống.
- Tuổi
- Béo phì
- Hệ thống nâng đỡ cơ sàn chậu yếu bẩm sinh
- Tăng áp lực ổ bụng
- U vùng chậu, chấn thương vùng chậu…
Hiếm khi tình trạng này xảy ra ở những người chưa mang thai lần nào.
Đối tượng nguy cơ sa tử cung khi mang thai
Sa tử cung không phải là tình trạng phổ biến thường gặp ở thai kỳ. Bệnh này chỉ có thể xảy ra ở những người có nguy cơ cao như:
- Các thai phụ không ở độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo.
- Chỉ số BMI của bà bầu không đáp ứng.
- Ổ bụng trong thời gian ngắn bị tăng áp lực.
- Tiền sử mắc yếu cơ bẩm sinh mà thai phụ mắc phải.
- Các thai phụ từng bị chấn thương vùng chậu trước đó do gặp khó khăn khi sinh hoặc chuyển dạ kéo dài cũng cũng có nguy cơ cao hơn.
- Những thay đổi trong hormone thai kỳ có thể dẫn đến tăng nồng độ progesterone, cortisol và relaxin. Chúng có khả năng gây phì đại cổ tử cung, ảnh hưởng xấu đến các cơ sàn chậu nâng đỡ tử cung, dẫn đến sa tử cung.
Chẩn đoán sa tử cung khi mang thai
Cách bác sĩ chẩn đoán để xác định sa tử cung trong thai kỳ, thì thai phụ có thể thực hiện một số kiểm tra như: kiểm tra âm đạo và tử cung. Trong quá trình thăm khám của bác sĩ về sàn chậu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện động tác rặn, nó tương tự như trong quá trình bệnh nhân đi vệ sinh.
Điều đó để đánh giá được mức độ của tình trạng sa tử cung của bệnh nhân. Bên cạnh việc đó, bác sĩ cũng sẽ có thêm phần kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu qua các hoạt động về khả năng co của cơ, mạnh hay yếu và thả lỏng cơ.
Phòng ngừa bệnh sa tử cung khi mang thai
Mẹ bầu cần theo dõi sát sao sức khỏe để sớm phát hiện bệnh và có được những biện pháp điều trị kịp thời. Ngay khi có ý định làm mẹ, bạn nên đi khám tổng quan sức khỏe trước đó, điều đó đảm bảo an toàn cho mẹ và bé sau này. Ngoài ra, một số cách phòng tránh khác hiệu quả như sau:
- Bạn cần chọn thật kỹ và tìm hiểu về những cơ sở bạn sẽ thăm khám sản khoa về độ uy tín.
- Nếu bạn có ý định mang thai, bạn cần phải khám sức khỏe tổng thể. Điều đó để đảm bảo bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cần thực hiện việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đặc biệt là những loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai như: vắc xin phòng về bệnh rubella, vắc xin về ngừa ung thư cổ tử cung…Vì khi cơ thể bạn có hiện tượng suy yếu do nhiễm bệnh, thì cấu trúc của sàn chậu nâng đỡ tử cung cũng sẽ bị suy yếu theo.
- Nếu các mẹ bầu bị viêm phế quản, ho hãy điều trị nó càng sớm càng tốt.
- Bạn cần tránh làm các công việc quá nặng nhọc. Bạn không nên mang thai nhiều lần, không lạm dụng các loại thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ và không nạo phá thai nhiều. Nếu bạn phải thực hiện điều đó hãy chọn làm ở những cơ sở an toàn.
- Bạn cần theo dõi cân nặng của bản thân tránh việc bị tăng cân quá mức.
- Bạn cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể trao đổi với bác sĩ để tăng sức mạnh vùng cơ chậu. Việc tập luyện các bài tập cơ sàn chậu nhẹ nhàng hoặc những bài tập Kegel, mang lại khá nhiều lợi ích. Không chỉ trong việc chuẩn bị cho mẹ bầu sắp sinh nở, mà còn làm giảm các triệu chứng của sa tử cung. Các nghiên cứu đã chỉ ra, những phụ nữ có luyện tập các bài tập cơ sàn chậu thường xuyên, có thể tránh được hầu hết những vấn đề, liên quan đến tình trạng sa cổ tử cung. Do đó, mẹ bầu sẽ thấy hữu ích, khi biến những bài tập này thành một phần trong lịch trình sinh hoạt hàng ngày.
- Bạn nên uống nhiều nước, ăn các loại rau xanh, ăn các loại hoa quả tươi mát, thức ăn nhiều vitamin. Bạn cần tránh ăn đồ khô, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn để hạn chế tình trạng táo bón.
- Người chồng của bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Điều đó nhằm phòng ngừa và chữa trị kịp thời các bệnh như teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, các bệnh lây qua đường tình dục. Đặc biệt là những bệnh vô cùng nguy hiểm không thể chữa khỏi ảnh hưởng trực tiếp đến vợ khi mang thai.
Khi nhận thấy mình có nguy cơ bị sa tử cung cao, bạn cần hết sức chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể, đặc biệt là ở vùng kín và báo ngay cho bác sĩ khi thấy có bất thường để được chẩn đoán cũng như chữa trị kịp thời. Để chuẩn bị cho một quá trình mang thai khỏe mạnh, bạn cần điều trị hẳn bệnh sa tử cung. Cả hai vợ chồng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản, tốt nhất từ 3-6 tháng trước khi mang thai.
Mắc sa tử cung khi mang thai khiến nhiều chị em phụ nữ rất hoang mang, không biết phải làm sao. Tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng, suy nghĩ tiêu cực nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu có bất kỳ triệu chứng sa tử cung khi mang thai nào, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị sa tử cung như thế nào?
Bác sĩ sẽ xem xét và lựa chọn phương pháp điều trị sa tử cung khi mang thai dựa trên mức độ sa và yêu cầu của thai phụ. Ngoài ra, mẹ bầu cần tuân thủ những hướng dẫn sau:
- Vệ sinh vùng kín và nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, thay đổi tư thế nằm mỗi 2 tiếng.
- Sử dụng vòng nâng đỡ cổ tử cung (pessary) đặt trong âm đạo, được coi là một biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả, không gây nguy hiểm hoặc chảy máu.
- Tuân thủ phác đồ và lời khuyên của bác sĩ, không bỏ lỡ bất kỳ buổi hẹn nào.
- Luyện tập các bài tập thể dục sàn chậu theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi và tăng cường sức khỏe của cơ sàn chậu.
- Tránh vận động mạnh, không ngồi xổm lâu để không tạo áp lực lên vùng bụng.
- Sinh thường hay sinh mổ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi, sinh ngã âm đạo cũng không gây nặng thêm tình trạng sa âm đạo. Tuy nhiên, nếu chuyển dạ kéo dài hoặc ngừng tiến triển do cổ tử cung không mở nhanh chóng, bác sĩ có thể quyết định tiến hành mổ lấy thai.