Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm xoang sàng là gì? Những điều cần biết về viêm xoang sàng
Viêm xoang là một trong những bệnh lý khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát gặp phải ở nhiều người. Một trong các dạng viêm xoang có thể gặp là viêm xoang sàng, là xoang ở vùng hai bên mắt. Viêm xoang sàng cần được điều trị tích cực kết hợp với kiểm soát nguyên nhân, yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa biến chứng quay trở lại.
Tổng quan chung
Xoang là một khoang bên trong xương được lót bằng niêm mạc tiết chất nhầy và có lỗ thông (ostium) vào mũi. Cơ thể con người có bốn cặp xoang ở bốn xương khác nhau và các xoang được đặt tên theo các xương mà chúng có mặt.
- Xoang sàng: Hiện diện bên trong xương sàng, gần sống mũi ở hai bên.
- Xoang trán: Chúng được nhìn thấy phía trên ổ mắt, ở mỗi bên của xương trán.
- Xoang bướm: Hiện diện bên trong xương bướm, nằm sau ổ mắt.
- Xoang hàm: Nằm ở xương hàm trên và dưới ổ mắt.
Viêm xoang sàng là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong các xoang sàng bị nhiễm trùng. Khi bị viêm, các hốc xoang sẽ phù nề, dịch trong xoang bị ứ đọng không thoát ra được gây nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt, đau đầu do thiếu oxy não và nhiều triệu chứng khác.
Triệu chứng viêm xoang sàng
Viêm xoang sàng gây ra các triệu chứng sau:
- Đau đầu: Đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương, giữa hai khóe mắt, ở đỉnh đầu, gần trán và trên sống mũi, sau gáy…
- Giảm thị lực, mờ mắt: Người bệnh có khi bị mờ mắt đột ngột, nặng có thể làm mất thị lực.
- Ù tai, choáng váng: Người bệnh có cảm giác nặng trong tai.
- Đàm trong cổ họng: Gây ngứa họng, khiến người bệnh khó chịu, ho, nặng có thể bị khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ.
- Hôi miệng: Dịch viêm xoang chảy xuống họng và gây ra hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin, căng thẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp trong cuộc sống. Hôi miệng trầm trọng hơn khi người bệnh ít uống nước hoặc vệ sinh răng miệng kém.
Nguyên nhân viêm xoang sàng
Nhiễm trùng đơn độc ở xương sàng hiếm khi xảy ra mà bệnh thường do nhiều yếu tố cùng lúc như vừa nhiễm virus vừa nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các yếu tố này thường gây ra tình trạng viêm xoang sàng cấp tính.
Ngoài ra, bị viêm xoang sàng còn có các yếu tố nguy cơ khác, vì vậy điều quan trọng là cần phải tìm ra đúng yếu tố nguy cơ gây viêm xoang sàng mới có thể lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả. Các yếu tố nguy cơ của viêm xoang sàng khác bao gồm:
- Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi chất hóa học từ các sản phẩm tẩy giặt
- Lệch vách ngăn mũi hoặc bất thường khác trong cấu tạo mũi xoang.
- Polyp mũi
- Bệnh xơ nang
- Mắc sarcoidosis: Đây là một tình trạng viêm tự miễn dịch toàn thân dẫn đến sự hình thành các khối u.
- Bệnh u hạt Wegener: Đây là một rối loạn viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các mạch máu.
- Nhiễm trùng răng miệng.
- Suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường, HIV, ung thư.
- Hút thuốc lá kéo dài.
- Tăng huyết áp.
- Tuổi tác.
Đối tượng nguy cơ
Đối tượng nguy cơ mắc viêm xoang sàng có thể bao gồm:
- Người có tiền sử viêm xoang: Nếu bạn đã từng mắc viêm xoang trước đây, bạn có nguy cơ cao hơn mắc lại hoặc phát triển thành viêm xoang sàng.
- Người mắc bệnh dị ứng: Các vấn đề về dị ứng như dị ứng mùa, dị ứng thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang, bao gồm cả viêm xoang sàng.
- Người có vấn đề về cấu trúc mũi và xoang: Bất kỳ điều gì làm cản trở sự thông thoáng của đường hô hấp trên như cách mũi hoặc xoang bị cong, polyp mũi, hoặc dị tật cấu trúc có thể tăng nguy cơ mắc viêm xoang sàng.
- Người sống trong môi trường ô nhiễm: Khói, bụi, hạt bụi và chất cực kỳ độc hại khác trong không khí có thể gây kích thích và vi khuẩn, làm tăng nguy cơ viêm xoang.
- Người có hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ gây ra vấn đề về sức khỏe của phổi mà còn tăng nguy cơ mắc viêm xoang sàng.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch yếu có thể làm giảm khả năng của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút gây ra viêm nhiễm.
- Người có tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus: Những người tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn hoặc virus có thể tăng nguy cơ mắc viêm xoang sàng.
- Người có tiếp xúc với hóa chất độc hại: Tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Người già: Người già thường có hệ thống miễn dịch yếu hơn, do đó, có nguy cơ cao hơn mắc viêm xoang sàng.
Chẩn đoán viêm xoang sàng
Viêm xoang sàng cấp tính thường có xu hướng xảy ra cùng với viêm xoang trán hoặc xoang hàm. Các biểu hiện thường được dùng để phân biệt là đau giữa hai mắt và nhức đầu phía trước.
Ngoài khám thực thể và chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sau:
- Nội soi mũi
Nội soi mũi là một xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán viêm xoang sàng mặc dù độ nhạy không cao.
- Chụp CT
Chụp CT rất quan trọng trong việc phát hiện tình trạng viêm của xoang sàng.
Phòng ngừa bệnh viêm xoang sàng
Để phòng ngừa viêm xoang sàng bạn có thể thực hiện các biện pháp như:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn;
- Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu khuẩn để phòng ngừa nhiễm các loại virus là yếu tố nguy cơ gây viêm xoang sàng;
- Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh như không đến nơi đông người khi đang có dịch cúm;
- Không hút thuốc lá, hoặc tránh để hít phải khói thuốc lá;
- Dùng máy tạo độ ẩm trong mùa hanh khô để tránh bị khô mũi xoang;
- Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.
Điều trị viêm xoang sàng như thế nào?
Viêm xoang sàng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ, phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
- Điều trị bằng thuốc
Sau khi chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm viêm và sưng, đồng thời mở các lỗ xoang để dẫn lưu dễ dàng.
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang sàng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống viêm không steroid
- Corticosteroid đường xịt hoặc uống
- Các loại thuốc thông mũi không kê đơn khác.
- Phẫu thuật
Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc thất bại, phẫu thuật cắt bỏ xoang có thể được chỉ định. Thông thường, phẫu thuật được khuyến nghị cho các trường hợp viêm xoang sàng sau:
- Viêm xoang sàng đã lan đến hốc mắt
- Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc
- Những bệnh nhân bị biến chứng áp xe não do viêm xoang
- Viêm xoang có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ các mô của xương sàng bị viêm, đồng thời mở rộng lỗ thông xoang bị tắc. Điều này chỉ có thể thực hiện được bởi bác sĩ Tai mũi họng giàu kinh nghiệm phẫu thuật mũi xoang.
Viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng là những bệnh lý khó điều trị dứt điểm nên cần điều trị tích cực ngay từ đầu để ngăn ngừa biến chứng. Biến chứng do viêm xoang sàng có thể gặp phải bao gồm: biến chứng ở mắt (mờ mắt, viêm mí mắt, suy giảm thị lực, viêm dây thần kinh thị giác,…), biến chứng đường hô hấp (áp xe họng, viêm amidan, viêm họng,…).