Nguyên nhân gây ra cận thị
Cận thị là một vấn đề thị lực ngày càng phổ biến, được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến gần nửa dân số thế giới vào năm 2050. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm thế nào để nhận biết, chẩn đoán và phòng ngừa cận thị hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan và chi tiết về cận thị, từ định nghĩa, nguyên nhân đến triệu chứng, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
Cận thị là gì?
Cận thị (myopia) là tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh khó nhìn thấy vật ở xa nhưng lại nhìn rõ vật rất gần.
Cận thị thường gặp ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên, nhất là từ 8 – 12 tuổi. Ở tuổi thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, tình trạng mắt cận trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, đến 20 tuổi trở đi, độ cận ít thay đổi.
Nguyên nhân gây ra cận thị
Mắt đóng vai trò là một thấu kính hội tụ. Tất cả hình ảnh khi vào bên trong mắt sẽ được hiện diện trong võng mạc. Cuối cùng, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh giống với thế giới bên ngoài. Thế nhưng ở người cận thị, ảnh của vật khi vào mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc, do đó sẽ không nhìn rõ được nữa những vật ở xa được nữa.
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân cận thị ở mắt:
- Di truyền: trẻ em có ba mẹ bị loạn thị thì dễ bị cận hơn. Có một số trường hợp trẻ em có ba mẹ không cận thị vẫn bị cận thị. Điều này các bác sĩ vẫn chưa hiểu tại sao. Vì vậy, cận thị có nhiều nguyên nhân và di truyền chỉ là một phần.
- Môi trường: việc thiếu thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ cận thị.
- Hoạt động cận cảnh kéo dài: đọc sách trong thời gian dài hoặc các hoạt động nhìn gần khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ cận thị.
- Sử dụng màn hình điện tử kéo dài: trẻ em sử dụng máy tính hoặc thiết bị thông minh trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cận thị cao hơn.
Triệu chứng của cận thị
Các dấu hiệu cận thị hoặc triệu chứng mắt cận bao gồm:
- Mờ mắt khi nhìn vật ở xa: khó nhìn thấy các vật ở xa như biển báo, bảng đèn,…
- Nheo mắt: nhìn mọi thứ với đôi mắt khép hờ để tập trung nhìn rõ.
- Mỏi mắt: xảy ra khi nhìn tập trung vào một chỗ trong một thời gian dài mà không chớp mắt. Điều này làm mắt khô và mệt mỏi.
- Nhức đầu: người bệnh có cảm giác đau khắp đầu hoặc một vùng cụ thể trên đầu.
- Chớp mắt thường xuyên: tốc độ chớp mắt đạt tối thiểu 14 – 17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và tăng lên 15 – 30 lần/phút ở tuổi trưởng thành. Nếu nhận thấy chớp mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân tiềm ẩn như cận thị.
Với trẻ em sẽ gặp khó khăn khi nhìn mọi thứ trên bảng trắng hoặc màn hình chiếu trong lớp học. Trẻ thường có những biểu hiện khi khó nhìn như:
- Liên tục nheo mắt.
- Dường như không biết các vật thể ở xa.
- Chớp mắt quá mức.
- Dụi mắt thường xuyên.
- Ngồi gần tivi.
Với người lớn bị cận thị thường thấy khó đọc biển báo đường phố hoặc biển hiệu trong cửa hàng. Một số người bệnh bị mờ mắt trong ánh sáng mờ như khi lái xe vào ban đêm nhưng lại nhìn rõ vào ban ngày. Tình trạng này được gọi là cận thị ban đêm.
Kết luận
Cận thị là một vấn đề thị lực phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố di truyền đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của cận thị sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe mắt, hãy đảm bảo thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử và thường xuyên kiểm tra thị lực. Nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng của cận thị, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.