Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm gan D là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm gan D
Viêm gan D là dạng viêm gan xảy ra dưới dạng đồng nhiễm với viêm gan B. Đây chính là một trong các chủng viêm gan nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và can thiệp y khoa kịp thời. Bài viết sau sẽ cung cấp một số các thông tin cần biết về Viêm gan D.
Tổng quan chung
Viêm gan D (HDV) là một chủng viêm gan, xảy ra dưới dạng đồng nhiễm với viêm gan B (HBV). Là một trong những loại viêm gan tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và vĩnh viễn.
Viêm gan D là một bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Gan bao gồm 5 chức năng chính là lọc máu; phân hủy các chất độc hại; sản xuất mật giúp tiêu hóa chất béo; tổng hợp protein; dự trữ vitamin và khoáng chất. Khi chức năng gan bị suy giảm ở người bệnh Viêm gan D và những biến chứng của bệnh sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tích tụ chất lỏng (dẫn đến tăng áp hoặc tràn dịch), hội chứng máu khó đông, dễ bị thương và nhiễm trùng, suy giảm chức năng thận,…
Có 2 loại Viêm gan D sau
- Viêm gan D cấp : Viêm gan D cấp tính thường xuất hiện dưới dạng đồng nhiễm của viêm gan B. Là một dạng nhiễm trùng gan ngắn hạn, các triệu chứng không kéo dài hơn 6 tháng. Viêm gan D cấp tính có khả năng điều trị triệt căn cao, thậm chí một số người có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc. Những triệu chứng của bệnh cũng chỉ ảnh hưởng tạm thời đến chức năng của gan, cũng như không gây tổn thương nghiêm trọng, vĩnh viễn.
- Viêm gan D mạn: Viêm gan D mạn tính dễ xảy ra ở những người đã bị viêm gan B mạn tính. Các triệu chứng của viêm gan D mạn tính kéo dài trên 6 tháng. Người bệnh cũng đồng thời đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về gan khác như: xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,… Viêm gan D mạn tính dễ tiến triển ở những người cao tuổi hoặc người không có kháng thể với virus viêm gan B và viêm gan D.
Triệu chứng viêm gan D
Các dấu hiệu của HDV bắt đầu xuất hiện từ một đến hai tháng sau lần tiếp xúc đầu tiên. Các triệu chứng tương tự như triệu chứng của các bệnh viêm gan siêu vi khác:
Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng này trong vòng 3 – 7 tuần sau lần bị nhiễm trùng gan đầu tiên. Triệu chứng sẽ tăng dần tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng hầu hết các trường hợp viêm gan D do bội nhiễm từ viêm gan B mạn tính đều gặp những triệu chứng nặng nề, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm gan D
Nguyên nhân gây viêm gan D là do tình trạng đồng nhiễm hoặc bội nhiễm từ viêm gan B. Ngoài ra, viêm gan D cũng có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua các con đường sau:
- Đường máu: Bất cứ hoạt động tiếp xúc trực tiếp nào với máu hoặc dịch cơ thể của người bị viêm gan D cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Phổ biến bao gồm: dùng chung kim tiêm, các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hay các dụng cụ y tế không được tiệt trùng kỹ lưỡng…
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục là hoạt động mà cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp giữa dịch cơ thể, máu qua da với da. Vì thế tỷ lệ viêm gan D sau khi quan hệ tình dục với người bệnh là rất cao. Tuy nhiên, không có sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm bệnh giữa quan hệ tình dục đồng tính và khác giới.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Thống kê cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan D giữa mẹ sang con trong quá trình thụ thai là khá hiếm. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm gan D do mẹ bị bệnh trong thời gian thụ thai.
Đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D
Những đối tượng có nguy cơ cao hơn so những người khác là:
- Người bị bệnh viêm gan B mạn tính
- Người có bạn tình bị bệnh viêm gan D
- Người sử dụng ma túy
- Người sống chung nhà, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm gan D
- Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch cơ thể người bệnh
Chẩn đoán viêm gan D
Xét nghiệm huyết thanh học
Ở chẩn đoán ban đầu của viêm gan cấp tính, viêm gan vi rút cần được phân biệt với các rối loạn khác gây bệnh vàng da (xem hình Cách tiếp cận đơn giản đối với viêm gan virus cấp tính). Nếu nghi ngờ viêm gan virus cấp tính, các xét nghiệm sau đây cần được thực hiện để sàng lọc vi rút viêm gan A, B và C:
- Kháng thể IgM kháng vi rút viêm gan A (IgM anti-HAV)
- Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg)
- Kháng thể IgM kháng vi rút viêm gan B (IgM anti-HBc)
- Kháng thể kháng vi rút viêm gan C (anti-HCV) và phản ứng chuỗi polymerase RNA viêm gan C (HCV RNA)
Cần đo nồng độ kháng thể kháng HDV (anti-HDV) nếu xét nghiệm huyết thanh học viêm gan B khẳng định nhiễm và biểu hiện lâm sàng nặng. Anti-HDV thể hiện đang bị nhiễm. Có thể không phát hiện được cho đến vài tuần sau khi bị bệnh cấp tính.
Phòng ngừa bệnh viêm gan D
Vì HDV phụ thuộc vào vi-rút HBV nên cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm vi-rút Viêm gan B là tiêm vắc-xin vi-rút Viêm gan B. Nó kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể tạo ra các kháng thể – một chất có trong máu giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật, trong trường hợp này là chống lại vi rút Viêm gan B.
Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm vi-rút Viêm gan B và có thể là vi-rút Viêm gan D bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Sử dụng kim và thiết bị vô trùng để xăm hoặc xỏ lỗ trên cơ thể.
- Sử dụng bao cao su latex hoặc polyurethane mới mỗi khi quan hệ tình dục nếu bạn không biết tình trạng sức khỏe của bạn tình.
- Nhận trợ giúp để ngừng sử dụng ma túy. Nếu bạn không thể dừng lại, hãy sử dụng kim tiêm vô trùng và không dùng chung kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích ma túy khác.
- Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị nhiễm vi-rút Viêm gan B.
Điều trị như thế nào?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tối ưu, đem lại hiệu quả cao cho viêm gan D. Thuốc Pegylated interferon alpha thường được kê cho người bệnh, tuy nhiên thống kê cho thấy tỷ lệ đáp ứng thấp, chỉ có 25% (Theo số liệu do Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ cung cấp).
Người bệnh có thể sử dụng Pegylat interferon alpha trong vòng 48 tuần để làm giảm tốc độ tiến triển bệnh. Những thuốc này chống chỉ định cho người đã tiến triển thành xơ gan mất bù, bị viêm gan do bệnh tự miễn…
Đối với những người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa trên. Đồng thời, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng, khó hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ghép gan. Đây là phương pháp loại bỏ phần bị tổn thương và thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh khác. Giúp kéo dài được tuổi thọ cho người bệnh và giảm thiểu tối đa các triệu chứng bệnh gan trước đó.
Tuy nhiên, ghép gan là một cuộc phẫu thuật lớn với triển vọng sống lên tới 70%. Vì thế, bác sĩ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên sức khỏe chung và mức độ tổn thương hiện tại của lá gan người bệnh.
Cuối cùng, viêm gan D là bệnh lý nguy hiểm và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Khi đã mắc viêm gan D bệnh nhân cần tích cực và lạc quan hơn để kiểm soát được căn bệnh và kéo dài sự sống. Hy vọng bài viết này mang lại các thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.